moyuumvietnam

Mách mẹ cách cho bé bú bình mà không bị sặc

26 tháng 12 2023
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH BẢO MINH

Cho bé bú bình là một trong những kỹ năng cơ bản mà mẹ cần biết để chăm sóc bé yêu của mình tốt hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cho bé bú bình đúng cách, nhất là với những mẹ bỉm sữa “tập đầu”. Trong bài viết này, hãy cùng Moyuum tìm hiểu cách cho bé bú bình an toàn, giảm thiểu tối đa tình trạng sữa nhé. 

Nguyên nhân bé hay bị sặc sữa khi bú bình

Tập cho bé dùng bình cũng cần nhiều lưu ý để bé hợp tác tốt, không lo sặc sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sặc sữa khi trẻ bú bình, trong đó phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Cho bé bú bình sai tư thế: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé dễ bị sặc sữa khi bú bình. Mẹ cần lưu ý: không đặt bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên để bú bình vì như vậy sữa sẽ chảy nhanh khiến con rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, trong khi bé bú bình, cha mẹ cũng không nên đùa giỡn vì làm như vậy sẽ khiến bé không tập trung bú, cười đùa trong khi bú bình rất dễ làm bé bị sặc sữa. 

  • Núm ti bình sữa không đúng kích cỡ: Bình sữa không phù hợp, đặc biệt là núm ti không đúng kích thước rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa. Nếu lỗ sữa của núm ti quá lớn, sữa sẽ chảy nhanh khiến bé không nuốt kịp, dẫn đến ho, sặc sữa hay ọc sữa. Để tránh tình trạng này, mẹ nên chọn núm ti có kích thước phù hợp với độ tuổi phát triển và khuôn miệng bé. 

  • Bé bị ngạt mũi: Vào thời điểm bé bị ngạt mũi, bé sẽ không thể thở được như bình thường qua mũi mà bắt buộc phải thở bằng miệng. Điều này đồng nghĩa với bú bình sẽ làm cản trở việc thở của bé, khiến bé khó khăn khi phải vừa ăn vừa cố lấy không khí để thở nên dễ bị sặc sữa hơn. 

  • Tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh: Hiện tượng trào ngược thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Do lúc này cơ thắt thực quản dưới chưa phát triển hoàn thiện, cộng thêm hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên rất dễ gặp phải tình trạng trào ngược sữa lên miệng, mũi. 

Cách xử lý kịp thời khi bé bị sặc sữa

Mẹ cần hiểu cách xử lý khi bé bị sặc để tránh những hậu quả đáng tiếc

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, cha mẹ cần nhanh chóng xử lý để đảm bảo an toàn cho con:

  • Cho bé nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải của mẹ, dùng tay trái vỗ mạnh và nhanh vào lưng bé để đẩy sữa ra khỏi đường hô hấp.

  • Nếu chưa cải thiện, mẹ cho bé nằm ngửa lại trên mặt phẳng cứng, dùng 2 ngón tay (trỏ và giữa) ấn mạnh 5 lần vào khu vực nửa dưới của xương ức (phần dưới nối 2 núm vú khoảng 1-2cm). Lặp lại động tác này khoảng 5-6 lần cho đến khi bé có dấu hiệu hồi phục, da dẻ hồng hào trở lại. 

  • Cha mẹ cũng có thể thông đường thở giúp con bằng cách nhanh chóng dùng miệng của mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Thao tác dứt khoát, hút sữa ở miệng trước, mũi sau để tránh tình trạng sữa tràn vào phế quản gây tắc nghẽn đường thở của bé.

  • Nếu cha mẹ đã làm hết những cách tình trạng của bé vẫn không cải thiện và có dấu hiệu ngừng thở thì cần nhanh chóng hà hơi thổi ngạt cho bé. Cha mẹ áp miệng của mình vào mũi và miệng của bé, sau đó thổi để thấy lồng ngực bé nhô lên. Tiếp tục lặp lại cho đến khi nào bé lấy lại được nhịp thở. Ngay sau đó, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời nhé. 

Những cách cho bé bú bình không bị sặc

Việc cho bé bú bình đúng cách vô cùng quan trọng, vậy mẹ đã biết cho bé bú bình như thế nào an toàn, hạn chế tình trạng sặc sữa chưa? Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý quan trọng khi cho bé bú bình, mẹ hãy tham khảo nhé.

Chọn bình sữa phù hợp

Bình sữa và size núm phù hợp hạn chế tình trạng sặc sữa

Bước đầu vô cùng quan trọng nhưng lại bị nhiều mẹ bỏ qua, đó chính là chọn 1 bình sữa phù hợp với nhu cầu của bé. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa kiểm soát nhịp bú tốt, cha mẹ nên chọn cho con những loại bình sữa có van chống sặc, chẳng hạn như bình sữa Moyuum Hàn Quốc. Bình sữa có thiết kế thông minh, giúp điều hòa lượng sữa theo lực hút của bé, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng sặc sữa. Bên cạnh đó mẹ cũng cần lưu ý chọn núm ti có kích thước phù hợp với độ tuổi và khuôn miệng bé nữa nhé.

Chọn thời điểm thích hợp cho bé bú bình

Bên cạnh bình sữa phù hợp thì thời điểm cho bé bú bình cũng quan trọng không kém. Mẹ không nên cho bé bú lúc quá đói vì khi ấy bé sẽ bú rất nhanh và không kịp nuốt sữa. Ngược lại, nếu mẹ cho bé bú lúc bé vẫn còn no ngang bụng thì bé sẽ không chịu nuốt sữa mà chỉ ngậm ở miệng nên rất dễ đến sặc sữa. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cố ép bé bú bình khi con không muốn, khi con đang khóc, đang cười hoặc đang ho nhé. 

Lựa chọn tư thế thích hợp cho bé bú bình

Bình sữa tốt, cách cho bé bú chuẩn, mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm cho con trải nghiệm đầu đời an toàn

Tư thế bú bình tốt nhất cho bé là mẹ đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng mẹ, tay trái của mẹ đỡ đầu bé, giữ cho đầu bé luôn cao hơn phần thân từ cổ trở xuống. Tư thế này khá an toàn, vừa giúp bé dễ nuốt sữa và sữa nhanh chảy xuống đường tiêu hóa, vừa tránh hiện tượng trào ngược. Mẹ lưu ý rằng không nên để bé nằm ngửa hay nằm nghiêng một bên để bú bình và cũng không được để bé ngửa cổ hay gập cổ khi bú nhé.

Ổn định được tư thế xong, mẹ dùng tay phải giữ bình sữa, đặt núm ti gần vào miệng bé và cọ nhẹ lên môi bé để kích thích việc bé mở miệng bắt vú. Khi bé bắt đầu ngậm núm ti, mẹ nâng bình sữa hơi nghiêng sao cho phần núm ti luôn luôn đầy sữa để tránh việc bé bú phải không khí. Khi cầm bình sữa cho bé bú, mẹ cố gắng giữ bình sữa ổn định, không thay đổi quá nhiều tư thế khiến bình sữa bị rung lắc gây ra nhiều bọt khí bên trong, bé bú phải sẽ bị đầy hơi chướng bụng đó mẹ nhé. 

Lưu ý sau khi bé bú xong

Sau khi bé bú bình xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay vì như vậy rất dễ gây ra tình trạng trào ngược sữa lên miệng khiến bé sặc sữa. Thay vào đó, mẹ hãy bế bé, đặt người bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt bé áp lên vai mẹ. Sau đó, mẹ khom lòng bàn tay, nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé, vừa vỗ vừa vuốt ngược lên trên giúp bé ợ hơi, giảm tình trạng chướng bụng, trào ngược. Sau khi bé ợ hơi rồi mẹ tiếp tục bế bé khoảng 3-5 phút nữa để bụng dạ bé ổn định rồi mới đặt bé nằm xuống nhé. 

Kết luận

Trên đây là một vài hướng dẫn nhỏ giúp mẹ cho bé bú bình đúng cách, giảm tình trạng sặc sữa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu của mình.

Xem thêm: Chiêm ngưỡng bộ sưu tập bình sữa Moyuum siêu đặc biệt.

Tìm kiếm tin tức

Viết bình luận của bạn